Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí review trực tuyến

Review tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán - Tiểu thuyết về những năm tháng lịch sử

Chưa bao giờ đọc xong một cuốn sách, bản thân đã nghĩ ngay tới việc, mình sẽ đọc lại và gắn bó với ”hai bạn ấy” nhiều dịp nữa… Không có từ gì để diễn tả về cảm xúc của bản thân trong những ngày vừa qua…. 

TUỔI THƠ DỮ DỘI - PHÙNG QUÁN 

Trong cái giá sách với vô số cuốn sách mà ai ai cũng khen ngợi và tâng bốc rằng, rất hay, rất đáng để đọc, xui rủi thế nào lại đưa tay vớ ngay cuốn Tuổi Thơ Dữ Dỗi. Chắc hẳn cơ duyên phải đủ lớn mới có thể đưa ra được quyết định bê em nó về giá sách, và ưu tiên đọc em nó trước những cuốn khác, dù hình ảnh, tiêu đề trong có vẻ hợp với các cháu thiếu nhi kèm theo lời ghi chú: “dành cho lứa tuổi 10+”. Nay đã 28+ , chắc không còn phù hợp nữa…. 

NHƯNG KHÔNG…. 

Có lẽ đây nên là cuốn sách mà tất cả mọi người, trước hết là trẻ nhỏ, sau đó là các bạn thanh thiếu niên, đọc trước cả khi các bạn ấy ngồi trên ghế nhà trường và học về Lịch sử. 

Tôi đã nghe về những chiến công, những câu chuyện hào hùng về kháng chiến trường kì của đất nước ta, từ năm này qua năm khác; được nghe về cụ Hồ - lãnh tụ vĩ đại đã đưa VN thoát khỏi ách thống trị và đô hộ của TDPK. Tôi cũng được nghe và bắt buộc phải học đi học lại nhiều lần về chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên… và vô số các mốc sự kiện. Tôi cũng từng được nghe, được đọc về các bài thơ nói về quê hương, đất nước; nhưng có lẽ, chưa có điều gì tác động lớn lao tới thâm tâm, con người và cả lí tưởng, sự thầm phục sâu thẳm và xa hơn là sự biết ơn đến tột độ của chính mình dành cho những anh hùng đã ngã xuống. 12 năm đèn sách không bằng 2 quyển sách - mỗi quyển dày tầm 400 trang kể về thời chiến ở Huế, cụ thể là mặt trận Việt Minh.

 Review tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán - Tiểu thuyết về những năm tháng lịch sử


Hình ảnh các bạn nhỏ như  Vịnh Sưa - cậu bé thông minh, chững chạc hơn tuổi thật, tinh thần kỉ luật thép đã hi sinh thân mình để ám hiệu cho quân đội ta vị trí đặt bom xăng của giặc; Lượm sứt - 3 lần tìm cách trốn thoát khỏi gông tù của bọn giặc, cụ thể là sự thành công của lần 3 tại Lao Thừa Phủ - 1 cậu bé mười mấy tuổi không hé răng kêu lấy một lời dù bị đá.nh đâ.p dã man; là Bồng da rắn - cậu bé có 2 vệt đen trên 2 má, thông minh, tinh anh, tỉnh táo và sáng suốt, lại chính trực và gan dạ, nhìn thấu được cả tâm can của người đối diện, vừa 16 tuổi đã là Phó tổng chỉ huy chiến khu; hay là Mừng - cậu bé ngây thơ, trong sáng vào Vệ Quốc Đoàn chỉ với mong muốn hái được lá thuốc trên ngọn cây cao tít mang về cho mẹ uống chữa bệnh suyễn, có thể ghi nhớ hết đường đi của những nơi em đã đi qua; hình ảnh em trèo rừng lội núi, vượt qua hàng ngàn gai mây, rễ cây hòng đuổi theo Kim - Việt gian bán nước để đập vỡ bằng được chiếc máy ảnh mà Kim dự định mang về cho bọn Tây sau khi đã chụp lại bản đồ bố trí phòng khu của Việt Minh ta…

Quá nhiều cảm xúc…. 

Còn nhiều nữa các em như Thúi, Tư -dát; Quỳnh sơn ca; Hiền; Vệ to đầu; anh Đồng râu, anh Phùng Đông, hay cả anh điên trong nhà lao Thừa phủ… 
Vẫn chưa hết bàng hoàng. 

Và có lẽ đây cũng là lần đầu tiên mình quan tâm tới năm qua đời của tác giả - 1995, khi mình thấy lời hứa của ông rằng, sẽ kể về cái ch.e.t đáng thương của Bồng da rắn năm cậu bé 16 tuổi, ở một quyển sách khác, nhưng có lẽ, sẽ không có thêm một cuốn nào nữa viết về các cậu bé trong đội Thiếu niên trinh sát này… 
Tiếc nuối… 

Qua đây, cũng thấm thía hơn, cảm nhận rõ rệt hơn về những điều lớn lao mà thế hệ cha anh đi trước đã làm cho chúng ta, cho đất nước VN, không còn là lời thoại quen thuộc, nói thuận miệng thuận tai, mà là hiểu một cách sâu sắc nhất… không còn mơ hồ hay sáo rỗng nữa… 

Làm gì tìm được những đứa trẻ buồn tiu nghỉu vì không được ra chiến trường làm nhiệm vụ; hay phải kìm nén nỗi nhớ cha mẹ, quê nhà mà không tìm gặp lại vì sợ làm hỏng nhiệm vụ cấp trên giao phó, hoặc vì sợ cha mạ bắt ở nhà không cho tham gia Vệ Quốc Đoàn… 

Ôi! Việt Nam! Là thế đó!

Theo Hoàng Thị Trà Giang