Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí review trực tuyến

Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Toàn cảnh Vạn Thịnh Phát - Review

Trước khi vướng vào vòng lao lý, Tương Mỹ Lan được biết đến là một doanh nhân gốc Hoa giàu có, tiếng tăm. Bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) đây là doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều khu đất vàng tại TPHCM. Chồng bà Lan là một doanh nhân bất động sản ở Hồng Kông. VTP Group được bà Lan thành lập năm 1992 hoạt động trong một số lĩnh vực thương mại như nhà hàng, khách sạn.

Năm 2007 VTP Group còn lấn sâu đầu tư sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hai công ty con gồm Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông. Không những thế bà Trương Mỹ Lan còn có cổ phần ở Công ty CP Đầu tư Time Square, vốn điều lệ 2.100 tỉ đồng, thuộc sở hữu của chồng bà Lan và Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula với vốn đăng ký pháp lý là 18.000 tỉ đồng.

 Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Toàn cảnh Vạn Thịnh Phát - Review


Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát đồng sở hữu rất nhiều các dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TPHCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence cùng nhiều dự án đắc địa khác.

Hành trình nhúng chàm của siêu lừa Trương Mỹ Lan

Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát bà Trương Mỹ Lan bị truy tố với ba tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.

Theo kết luận từ cơ quan điều tra trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1000 doanh nghiệp, chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm công ty “ma” và mạng lưới các công ty tại nước ngoài. Với thủ đoạn lợi dụng ngân hàng trong việc huy động vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm ba ngân hàng tư nhân bằng cách mua và sở hữu phần lớn cổ phần rồi cuối cùng là thao túng.

 Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Toàn cảnh Vạn Thịnh Phát - Review


Trong thời gian từ tháng 11-2011 bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần bà Lan đã nắm giữ 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất,  81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ). Khi ba ngân hàng hợp nhất thành ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của ngân hàng này.

Bằng cách nắm quyền chi phối bị can Lan đã đưa người nhà của mình hoặc sử dụng các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào làm việc trong SCB. Những người này đều nghe theo lời của bà Lan, được trả lương hậu hĩnh từ 200 - 500 triệu/ tháng. 

Hoạt động của SCB có hình thức là một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của các tổ chức và người dân. Thế nhưng trên thực tế trong hoạt động cho vay SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của bà Lan.

Kết quả điều tra cho thấy từ ngày 1 -1 - 2012 đến 7 - 10 - 2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho hơn 1300 khách hàng, trong số đó có hơn 2500 khoản vay liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm với tổng số tiền hơn 1.000.000 tỉ đồng.

Đến ngày 17 - 10 - 2022 các khoản vay tại SCB còn dư nợ hơn 600.000 tỉ đồng thuộc nhóm không thể thu hồi. Riêng khoản vay của bị can Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ ở SCB.

 Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Toàn cảnh Vạn Thịnh Phát - Review


Cái giá phải trả

Trải qua rất nhiều các phiên xét xử ngày 11/4/2024 TAND TP HCM tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mức án 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt chung Tử hình. Khi tòa công bố bản án bà Lan loạng choạng, được các cảnh sát đỡ. Ngay sau đó bà Lan tỏ ra khá bình tĩnh và tiếp tục đứng nghe toàn bộ kết luận bản án của mình và các bị cáo liên quan.

Toà đánh giá bà Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho hoạt động từ thiện, chống dịch. Tuy nhiên bị cáo phạm tội có tổ chức trong thời gian rất dài, thủ đoạn tinh vi và số tiền lừa đảo quá lớn, không thể khắc phục nên vẫn y án tử hình dành cho bà.

Tổng thiệt hại mà bà Lan gây ra cho SCB là quá khủng khiếp với số tiền lên đến hơn 673.000 tỷ đồng. Tòa tuyên án bà Lan phải có trách nhiệm bồi hoàn số tiền trên.

Từ vụ đại án Vạn Thịnh Phát với số tiền lừa đảo chiếm đoạt được là hơn 600.000 tỷ đồng, cư dân mạng đã chế ra trend ra biển tìm kho báu. Theo đó dân mạng cho rằng số tiền hơn 600.000 tỷ của Trương Mỹ Lan đã được cất giấu ở dưới đáy đại dương. Thế nên mới nổ ra một trend là đưa nhau ra biển, lặn sâu dưới đáy đại dương để hốt số tiền hơn 600.000 tỷ ấy của đại gia tai tiếng này. Thực tế số tiền ấy đã bốc hơi đi đâu, về đâu thì chính chủ của nó chắc cũng chưa biết được.