Về kinh tế, chính sách của Hồ Quý Ly đó là thu hồi tiền đồng và phát hành tiền giấy. Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng đây là một chính sách cực kỳ khôn ngoan giúp tiết kiệm được nguồn lực kim loại quý hiếm, cụ thể là đồng, thay vào đó có thể dùng nó để chế tạo súng và các dụng cụ phục vụ hoạt động đời sống của nhân dân. Nhưng nó chỉ đúng với thời đại hiện đại mà thôi, còn ở thời kỳ này, việc phát hành tiền giấy gây ra nhiều hệ lụy hơn là lợi ích nó mang lại. Lý do đầu tiên là tiền giấy rất dễ làm giả từ đó khiến cho người dân hoài nghi về tính pháp lý của nó, và lý do thứ hai đó là Hồ Quý Ly không có hiểu biết về tính lạm phát khi sử dụng tiền giấy. Để mà nói thì ở thời kỳ này không ai có thể hiểu được hết lý thuyết về lạm phát chứ không riêng gì Hồ Quý Ly, ngay cả sinh viên đại học kinh tế cũng chẳng mấy ai nắm được hoàn toàn lý thuyết này huống hồ là con người ở thế kỷ XV. Khi phát hành tiền giấy, việc chủ động in tiền không có giới hạn sẽ chẳng mấy chốc khiến lạm phát xảy ra trong thời gian ngắn, khiến cuộc sống người dân xáo trộn và từ đó sẽ nhen nhóm sự rối loạn trong lòng dân. Đây cũng chính là một trong những lý do mà người dân dần dần mất niềm tin với sự cai trị nhà Hồ, gián tiếp khiến cho nước Đại Ngu tan rã và chịu sự đô hộ của giặc Minh gần 20 năm. Việc Hồ Quý Ly lên ngôi và liên tiếp giảm thuế nhiều năm liền tưởng chừng như là một nước cờ khôn ngoan khiến đời sống nhân dân bớt khổ tuy nhiên kỳ thực, móc nối với sự việc thay tiền đồng bằng tiền giấy, thì việc độc quyền sản xuất tiền không làm cho ngân khố của triều đình cạn kiệt mà ngược lại còn trở nên vô hạn. Dù có giảm sưu thuế bao nhiêu chăng nữa thì thực chất triều đình không nghèo đi, người dân cũng không giàu lên.
Về quân sự, lo sợ sự nhóm ngó của phương Bắc, Hồ Quý Ly tìm cách chiêu mộ binh lính trên khắp cả nước, ông cho ban hành chính sách làm sổ hộ tịch cho mọi gia đình. Hễ ai từ 15 tuổi trở lên, đến tuổi đều phải tham gia điểm binh, nhờ đó ông nhanh chóng có được lực lượng binh lính đông đảo. Tuy nhiên việc điểm binh quá đông khiến cho thiếu người tham gia sản xuất nông nghiệp, trai tráng đều đi tòng quân thì lấy ai cày cấy, dẫn đến kinh tế của cả nước nhìn chung đã yếu nay lại suy giảm nhiều hơn. Hồ Quý Ly còn nghe lời nịnh thần giết hết con cháu nhà Trần trước đây để giảm áp lực kinh tế, đây cũng là một nước đi sai lầm khiến cho lòng dân oán hận việc làm bất nhân của nhà Hồ. Có lẽ điểm sáng duy nhất của quân sự thời kỳ này đó là sự cải tiến của súng thần cơ do con trai Hồ Quý Ly - Hồ Nguyên Trừng sáng tạo. Ngoài ra Hồ Quý Ly cũng cho xây dựng nhiều hào lũy, thành trì kiên cố, gia công tàu thuyền vững chắc. Chuẩn bị về mặt vật tư, trang thiết bị kỹ lưỡng là thế nhưng thứ quan trọng nhất về mặt con người thì nhà Hồ lại thiếu. Việc trọng dung quan văn hơn quan võ cộng thêm việc bức hại nhiều võ tướng tài dưới thời nhà Trần (tiêu biểu là Trần Khát Chân) khiến cho Hồ Quý Ly không có nổi một vị tướng biết cầm quân đánh trận.
Về giáo dục, phải thừa nhận rằng Hồ Quý Ly có những phát kiến mới, đóng góp tích cực cho nền giáo dục nước nhà. Ví dụ như việc ban chiếu ra lệnh cho các lộ Sơn Nam, Hải Đông, Kinh Bắc đặt một vị học quan tài giỏi, được cấp bổng lộc, mở trường học rồi thu nhận học trò để dạy, hằng năm tiến cử người tài cho triều đình. Vốn ghét lối học vet, sao chép kinh điển, nên Hồ Quý Ly đã bỏ thi ám tả, cổ văn. Ông còn chủ trì dịch Kinh Thi ra chữ Nôm để dạy hậu phi, cung nhân và tự mình chú giải Kinh Thi theo quan điểm riêng chứ không dập khuôn theo các ý kiến trước đó. Hồ Quý Ly còn tự viết ra sách "Minh Đạo" đánh giá lại các vĩ nhân trong Đạo nho, đả phá Tống Nho, quay về lý luận của Nho giáo thời nguyên thủy, đồng thời tìm cách gây dựng bản sắc riêng cho Nho giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên mục đích tốt nhưng quan điểm của Hồ Quý Ly lại mẫu thuẫn với quyền lợi của tầng lớp địa chủ mới ở Việt Nam nên bị nhiều người giàu phản đối kịch liệt.
Chỉ 2 năm sau khi lên ngôi vua, khi người dân đang ở đỉnh cao của sự rối ren nhất thì Hồ Quý Ly lại quyết định thoái vị nhường lại ngôi cho con là Hồ Nguyên Trừng. Đây không phải là hành động cao thượng mà thực chất nó cho thấy sự bất lực và thiếu tinh thần trách nhiệm của Hồ Quý Ly trong việc cai trị đất nước, tự mình gây ra rối loạn nhưng đẩy tất cả trách nhiệm sang cho người khác. Việc soán ngôi nhà Trần và dần dần làm mất niềm tin trong lòng dân chúng đã khiến cho vua Minh có cớ dẫn quân sang chinh phạt nước Đại Ngu. Việc chống trả yếu ớt của quân dân ta thời đó nhanh chóng bị đè bẹp bởi vó ngựa quân Minh. Kết quả Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang nước Minh chịu tội, Hồ Quý Ly bị xử chết còn Hồ Nguyên Trừng là người có tài khoa học kỹ thuật nên được giữ mạng sống và phải phục vụ cho quân đội nhà Minh đến hết đời. Đất nước ta một lần nữa chìm trong loạn lạc kéo dài gần 20 năm .