<
Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí review trực tuyến

Review Nguyễn Ánh - Anh hùng hay tội đồ dân tộc?

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam hiếm có vị vua nào trải qua gian lao thử thách trong con đường tìm lại ngôi đế vương như Nguyễn Ánh. Cuộc đời ông nếu xây dựng thành phim có lẽ sẽ là một bom tấn. Tuy nhiên cũng có nhiều tranh cãi cho rằng ông là tội đồ dân tộc với vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà". Liệu thực hư ra sao? Hôm nay hãy cùng Zreview cùng review về vị vua này nhé.

Nguyễn Ánh tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762 và mất ngày 3 tháng 2 năm 1820 thọ 58 tuổi, sau này lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long. Thuở nhỏ ông lớn lên trong nhung lụa cùng bố mẹ ở một thủ phủ ở Đàng Trong. Là cháu nội của Chúa Nguyễn: Nguyễn Phúc Khoát, ông được định đoạt sẽ là người kế ngôi cha ông trong tương lai sau này. Tuy nhiên biến cố ập đến khi quân Tây Sơn với sự thủ lĩnh của 3 anh em nhà Nguyễn Nhạc đã dấy quân nổi loạn và lật đổ triều đình vào năm 1777. Ông lưu lạc và có cuộc đời bôn ba kéo dài 25 năm mưu sinh ở nhiều quốc gia Đông Nam Á trước khi chính thức lấy lại vương vị năm 1802. Cuộc đời ông như một cuốn phim dài tập với kết thúc có hậu và cũng có không ít tranh cãi.

 Review Nguyễn Ánh - Anh hùng hay tội đồ dân tộc?


Vua Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi lên ngôi vua đã cho đập phá toàn bộ lăng mộ của các vua chúa nhà Nguyễn đời trước, mục đích để ngăn chặn thế lực tâm linh và cắt đứt long mạch của nhà Nguyễn. Điều này đã tạo cho Nguyễn Ánh một mối căm hận Quang Trung thấu trời xanh, và đó cũng chính là lý do mà sau này giành được lại vương quyền, ông đã cho thực hiện một cuộc trả thù tàn khốc chưa từng có trong lịch sử đối với nhà Tây Sơn. Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bản bị năm voi xé xác, đầu bị bỏ vào vỏ và giam trong ngục. Một số người con khác như Quang Tử, Quang Diện, Nguyễn Văn Trị rồi Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, chưa kể 31 người có huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Lăng mộ nhà Tây Sơn như lăng vua Thái Đức, vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu bị giam trong ngục tối. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi dày, chồng bà là Nguyễn Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi, bản thân ông bị chém đầu giữa chợ. Các quan khác của nhà Tây Sơn như Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm bị đánh đến chết.

Về vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà", vào hai năm 1783, 1784 Nguyễn Ánh tìm đến vua Xiêm La (Thái Lan) thời bấy giờ để cầu cứu, giúp mình đòi lại ngôi vương từ nhà Tây Sơn. Do có mưu đồ thôn tính Gia Định từ trước nên vua Xiêm lập tức đồng ý với thỏa thuận sau khi giúp Nguyễn Ánh đòi lại ngôi vương thì phải chia vùng đất Gia Định và sáu tỉnh Nam Kỳ cho nước Xiêm La. Trận chiến lịch sử diễn ra tại Rạch Gầm - Xoài Mút với chiến thằng đầy vang dội của người anh hùng áo vải Quang Trung, được hậu thế nhắc lại mãi sau này đã trở thành một trang sử hào hùng. Tàn binh của quân Xiêm trên đường rút lui đã tàn sát và cướp bóc dân lành tại các tỉnh miền Tây thời bấy giờ, khiến cho lòng dân hết sức oán giận, đây chính là vết nhơ khó tẩy xóa được của Nguyễn Ánh. Ý thức được điều này, khi vua Xiêm có ý đề nghị giúp lần thứ hai ông đã từ chối và trốn về Gia Định để tự mình hội quân.

Sau này, sau khi lên ngôi vua, do chỉ chăm chăm lo thu vén quyền bình và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc, không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, ông đã khiến đất nước lại trở lại con đường mòn cố hữu của sự lạc hậu và đói kém. Đó cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến đất nước rơi vào sự xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.

 Review Nguyễn Ánh - Anh hùng hay tội đồ dân tộc?


Về công lao, ông là người đầu tiên thống nhất toàn bộ lãnh thổ đất nước sau hơn 175 năm phân cách từ năm 1627 tới 1802, dải đất chữ S của nước ta lúc này lần đầu được hình thành kéo dài từ Lũng Cú tới Mũi Cà Mau với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử. Ngoài công khai phá của chúa Nguyễn thì Hoàng Sa và Trường Sa chính là do vua Gia Long chính thức đặt chủ quyền. Với tư duy tiếp cận hệ tư tưởng phương Tấy, năm 1816 ông đã cho quân lính đi thuyền ra cắm cờ ở hai quần đảo này nhằm mục đích đánh dấu chủ quyền, việc làm này cũng được một số nhà ghi chép phương Tây ghi nhận. Trong thời đại hiện đại, việc làm này chính là bằng chứng sắt thép về việc chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đã được xác định từ hơn 200 năm trước dưới thời đại vua Gia Long. 

Cái tên Việt Nam cũng có từ thời vua Gia Long và công lớn cũng thuộc về Nguyễn Ánh. Trước đó các hoàng đế Trung Hoa vẫn chưa công nhận đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập, thay vào đó họ gọi chúng ta với những cái tên đầy miệt thị như "An Nam", "Giao Chỉ". Cho đến thời vua Gia Long, ông cho sứ sang Trung Quốc và yêu cầu bỏ tên gọi An Nam thay vào đó gọi tên mới là Nam Việt. Phía nhà Thanh phải chấp thuận và để tránh gây nhầm lẫn với Nam Việt của Trung Quốc, nhà Thanh yêu cầu gọi là Việt Nam. Như vậy quốc hiệu Việt Nam đã chính thức hình thành dưới thời vua Gia Long.

Cùng nhìn lại công tội của Nguyễn Ánh chúng ta không khỏi có những tranh cãi, mỗi người đều có sự nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng Nguyễn Ánh là vị vua có tầm nhìn với những chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo, đồng thời có tầm nhìn về chủ quyền lãnh thổ dân tộc vượt thời đại.