Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí review trực tuyến

Tìm hiểu 6+ Ưu - Nhược điểm của nhà thông minh

Nhà thông minh (smarthome) ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, mang đến sự tiện nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội, nhà thông minh cũng có những hạn chế cần cân nhắc. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết ưu và nhược điểm của việc thi công nhà thông minh để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn.

1. Ưu điểm khi thi công nhà thông minh hiện nay

Nhà thông minh được nhiều gia chủ lựa chọn bởi những ưu điểm nổi bật như sau:

1.1. Tiết kiệm năng lượng
Một trong những ưu điểm nổi bật của việc thi công nhà thông minh là khả năng tiết kiệm năng lượng. Hệ thống chiếu sáng thông minh, rèm cửa thông minh, điều hoà, và các thiết bị điện gia dụng có thể được lập trình để hoạt động chỉ khi cần thiết.

Ví dụ, đèn thông minh có thể tự động tắt khi không phát hiện chuyển động trong phòng hoặc điều chỉnh độ sáng dựa trên ánh sáng tự nhiên, giúp giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ.

Ngoài ra, hệ thống điều hòa thông minh có thể điều chỉnh nhiệt độ theo thói quen sinh hoạt của bạn. Nếu bạn rời khỏi nhà vào buổi sáng, hệ thống sẽ tự động tắt hoặc điều chỉnh nhiệt độ xuống mức tiết kiệm, và khi bạn trở về, hệ thống sẽ tự động bật lên để mang lại sự thoải mái. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm hoá đơn tiền điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

1.2. Tăng tiện nghi và tiết kiệm thời gian

Nhà thông minh mang đến mức độ tiện nghi cao hơn so với nhà truyền thống. Bạn có thể điều khiển hầu hết mọi thiết bị trong nhà qua smartphone, từ hệ thống chiếu sáng âm thanh, đến rèm cửa và hệ thống an ninh. Chỉ với vài thao tác chạm trên điện thoại, bạn có thể tạo ra những kịch bản sinh hoạt phù hợp với từng thời điểm trong ngày.

Ví dụ, vào buổi sáng, bạn có thể thiết lập một kịch bản để rèm cửa tự động mở, đèn sáng lên nhẹ nhàng, và máy pha cà phê bắt đầu hoạt động. Buổi tối, chỉ cần một lệnh đơn giản, tất cả các thiết bị điện trong nhà sẽ tự động tắt khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Những tính năng này giúp bạn tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao trải nghiệm sống hàng ngày.

 Tìm hiểu 6+ Ưu - Nhược điểm của nhà thông minh
Chỉ với 1 chạm, bạn đã có thể tắt hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng.
1.3. An ninh cao

Hệ thống an ninh là một trong những điểm mạnh vượt trội của nhà thông minh. Các thiết bị như camera an ninh, cảm biến cửa, cảm biến chuyển động, và hệ thống báo cháy được kết nối với nhau, cung cấp một lớp bảo vệ toàn diện cho ngôi nhà của bạn. Bạn có thể nhận thông báo ngay lập tức trên điện thoại khi có bất kỳ dấu hiệu xâm nhập trái phái nào.

Ví dụ, nếu cảm biến cửa phát hiện cửa nhà bị mở khi bạn đang đi vắng, hệ thống sẽ gửi cảnh báo đến điện thoại của bạn, đồng thời kích hoạt các biện pháp bảo vệ như hú còi hoặc bật đèn sáng. Hơn nữa, các thiết bị này có thể được điều khiển từ xa, cho phép bạn theo dõi ngôi nhà mọi lúc, mọi nơi, mang lại sự an tâm tuyệt đối.

1.4. Quản lý dễ dàng

Lắp đặt Smarthome sẽ giúp việc quản lý và kiểm soát các thiết bị trong nhà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tất cả các thiết bị được tích hợp và điều khiển thông qua một ứng dụng duy nhất trên smartphone hoặc tablet. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi trạng thái hoạt động của thiết bị, đặt lịch hoạt động, và điều chỉnh các cài đặt một cách thuận tiện.

Ví dụ, nếu bạn quên tắt đèn khi ra khỏi nhà, chỉ cần mở ứng dụng trên điện thoại và tắt nó đi. Hoặc nếu bạn muốn kiểm tra xem cửa đã khóa chưa, bạn có thể thực hiện điều đó từ xa chỉ với vài thao tác chạm. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường kiểm soát và bảo mật cho ngôi nhà của bạn.

 Tìm hiểu 6+ Ưu - Nhược điểm của nhà thông minh
Quản lý tất cả các thiết bị thông minh qua điện thoại di động hoặc tablet

2. Nhược điểm khi lắp đặt smarthome

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, nhà thông minh cũng tồn tại một số mặt hạn chế, cụ thể như sau:

2.1. Chi phí đầu tư ban đầu cao

Một trong những nhược điểm lớn nhất của nhà thông minh là chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Việc trang bị hệ thống nhà thông minh đòi hỏi phải mua các thiết bị hiện đại như bộ điều khiển trung tâm, cảm biến, camera an ninh, khoá cửa thông minh, và nhiều thiết bị khác. Chi phí lắp đặt và cài đặt cũng có thể tăng lên, đặc biệt nếu bạn cần hệ thống phức tạp và tích hợp nhiều tính năng.

Ví dụ, chỉ riêng một chiếc chìa khoá thông minh cao cấp có thể có giá từ vài triệu đồng trở lên. Để có một hệ thống nhà thông minh hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư hàng chục triệu đồng hoặc hơn, tuỳ thuộc vào quy mô và yêu cầu của ngôi nhà. Điều này khiến nhà thông minh trở thành một lựa chọn khá “xa xỉ" đối với nhiều người.

2.2. Hạn chế về đối tượng sử dụng

Nhà thông minh chủ yếu được điều khiển thông qua các thiết bị điện tử như smartphone, tablet. Điều này có thể gây khó khăn cho người lớn tuổi hoặc những người không quen sử dụng công nghệ.

Nhà thông minh sử dụng lệnh giọng nói, nhưng người lớn tuổi thường gặp khó khăn với việc này. Giọng nói yếu hoặc không rõ ràng khiến họ phải lặp lại lệnh nhiều lần, gây bất tiện và khó sử dụng.

 Tìm hiểu 6+ Ưu - Nhược điểm của nhà thông minh
Người cao tuổi có thể gặp trở ngại khi điều khiển thiết bị thông qua ứng dụng trên điện thoại

Nhà thông minh mang lại nhiều lợi ích vượt trội như tiết kiệm năng lượng, tăng cường tiện nghi và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, việc lắp đặt nhà thông minh cũng đi kèm với một số hạn chế như chi phí đầu tư cao, hạn chế đối tượng sử dụng. Khi quyết định thi công nhà thông minh, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và chi phí, cũng như đánh giá xem giải pháp này có phù hợp với nhu cầu và điều kiện của gia đình mình hay không.