Review Tuyển tập Edogawa Ranpo - những câu chuyện bí ẩn và ly kỳ nhất
22:04 30/03/2024
Truyện của Edogawa Ranpo mình mới đọc mỗi Người Báo với Đảo Quỷ và rất ấn tượng với phong cách trinh thám pha lẫn kinh dị biến thái kỳ bí của ông. Gọi là tiểu thuyết kinh dị cũng được mà tiểu thuyết trinh thám cũng xong. Phong cách kinh dị của ông không hẳn đẫm máu như Otsuichi hay các nhà văn kinh dị Nhật khác, nhưng nó ám ảnh, nó bảng lảng và mang yếu tố con người nhiều hơn. Nghĩa là độ biến thái, độ tàn ác và tính ác trong con người tăng dần nhuốm vào bầu không khí chất quỷ dị bao bọc xung quanh toàn bộ tác phẩm. Chất kinh dị bắt nguồn từ chính tính ác thẳm sâu trong mỗi linh hồn người tạo nên nét độc đáo, khác biệt của Edogawa Ranpo sau khi ông kế thừa xuất sắc văn phong của bậc thầy truyện Gothic Edgar Allan Poe. Và ông đã nâng nó lên một bậc cao hơn nhiều. Tuyển tập Edogawa Ranpo này gồm 5 truyện ngắn hoàn toàn nằm trong chủ đề kinh dị, kỳ bí và trinh thám thành bản sắc của ông.
Mỗi người bọn họ đều điên theo những cách riêng của mình, họ điên theo kiểu như đó là lẽ sống của họ. Nếu họ không điên kiểu đó họ sẽ chết còn hơn phải sống những cuộc sống nhạt nhòa. Chính những kiểu điên ấy định nghĩa con người họ.
Truyện thứ nhất Chiếc Ghế Đa Tình kể về một người đàn ông có tài thợ mộc thần sầu với những chiếc ghế đẹp đến siêu thực được làm ra. Danh tiếng ông ta ngày một tăng lên nhưng vẫn không đủ làm ông ta thỏa mãn. Ông ta ao ước ngày nào đó mình sẽ sáng chế ra một chiếc ghế mà chưa ai từng sáng chế ra, chiếc ghế khác biệt hơn hẳn tất cả các sản phẩm của ông ta trước giờ. Cho đến một ngày ông ta sáng tạo ra cái ghế mà mình có thể ngồi vào lọt thỏm trong đó. Ngày ngày ông ta chứng kiến từng người, từng người ngồi xuống người mình, ngồi xuống cái ghế. Tuy không hẳn là dễ chịu gì nhưng ông ta sung sướng bởi đó là cái ghế độc nhất vô nhị do mình design ra. Cái sở thích bệnh hoạn, trần trụi ve vuốt từng cặp mông, từng cơ thể của những người đẹp từng ngồi xuống cái ghế ấy khiến ông ta đê mê. Có thể nói trong cả tuyển tập nảy các nhân vật của Ranpo chẳng có ai bình thường hết. Riêng điều này thôi đã đủ cuốn hút, đã đủ lạ lắm rồi nhưng cái hay còn ở phần kết. Twist cuối khiến người đọc cũng như bà nhà văn kia hoang mang style vô củng. Thật hay giả? Điên hay tỉnh? Sự thật hay trò đùa? Trong tuyển tập này Ranpo đã hai lần chơi độc giả những vố hoang mang như thế.
Truyện thứ hai Bí Ẩn Đồng Hai Xu ẩn những twist vô cùng thông minh khiến mình ấn tượng. Đầu tiên là vụ trộm 50.000 Yên tiền trả lương cho công nhân của một nhà máy nọ. Tiền trả lương bị trộm một cách quá dễ dàng khi hung thủ giả vờ là phóng viên tới hỏi ông quản lý những câu nhăng cuội, cố tình tạo cơ hôi để tay quản lý tự ca ngợi chính mình qua đó mất cảnh giác. Vụ trộm trót lọt hung thủ rút lui êm thấm. Nếu không nhờ nỗ lực đáng khen đến tận cùng của một người thám tử thì hẳn sẽ chẳng bao giở tóm được tên trộm kia. Tuy nhiên số tiền 50k Yên kia vẫn biệt tăm tích vì không thể khai thác được gì từ hung thủ. Một lần nữa và rất nhiều lần trong tuyển tập này Ranpo dựng lên hình mẫu unreliable narrator, người tường thuật không đáng tin cậy. Ông ở ngôi người kể thuật lại câu chuyện hai người thanh niên nghèo túng, đang có nguy cơ không trả được tiền nhà và nhịn đói bị cuốn vào vụ 50k Yên kia. Những suy luận, những công cuộc truy tìm và giải mã đậm chất Conan khiến mình bị cuốn hút nhưng rồi lại hoang mang vì không biết đến cuối cùng là Ai lừa Ai. Ai mới là kẻ hưởng lợi cuối cùng mặc dù dữ kiện đã bày hết ra đó. Truyện này mình ấn tượng với cách thức liên lạc bằng đồng 2 xu, quả tỉ mỉ và công phu. Có thể nói trong tuyển tập này của Ranpo thì twist ngập mặt, lật kèo rất nhanh.
Truyện thứ ba Kẻ Rình Rập Trên Gác Mái giống 2 truyện khác trong tuyển tập này nói về những kẻ điên có sở thích hoàn toàn biến thái, bệnh hoạn. Anh chàng Goda Saburo làm cái gì cũng chóng chán, chẳng có gì đủ làm anh ta vui mãi từ công việc cho tới các thú giải trí ca nhạc, phim ảnh kể cả những thú vui tạo cảm giác mạnh. Cho đến một ngày anh ta đến một nhà trọ này và phát hiện ra một sở thích dạo chơi trên gác mái vừa ly kỳ, vừa hồi hộp vừa tạo cho anh ta thú vui không bao giờ dứt. Ở cuốn này Ranpo xây dựng một hình mẫu kẻ sát nhân theo kiểu thích là giết, ghét là giết mà chẳng vì một lý do cụ thể nào hết. Hay có chăng chỉ là ước ao được một lần, một lần thôi muốn trở thành tội phạm, muốn phạm tội giết người. Chỉ có thế thì Goda mới hết chán. Và truyện này lần đầu tiên mình gặp gỡ Thám tử Akechi Kogoro. Nhân vật thám tử được xem là xuất chúng nhất trong truyện của Edogawa Ranpo. Tuy nhiên, vì kế hoạch giết người quá kín kẽ của hung thủ nên quả giăng bẫy phá án của Akechi mình thấy thông minh tuy khá mong manh. Nó có thể bị hung thủ lật kèo vào bất kỳ lúc nảo nếu có tâm lý vững. Hơn nữa có một chi tiết khá khiên cưỡng dẫn tới việc Akechi gài bẫy được hung thủ nhưng vì spoil nên mình sẽ không nói ra đây được. Cuốn này Ranpo đã dành tâm sức lột tả tâm lý hung thủ vô cùng xuất sắc, đọc nó mọi người sẽ hiểu thế nào là bị lương tâm giày vò, không ngảy nào yên ổn hệt như các truyện của Edgar Allan Poe vậy. Tâm lý hung thủ sau khi giết người sẽ không ngừng bị dằn vặt bởi những lo lắng nọ kia, xem mình có để rớt lại cái gì ở hiện trường không, án mạng đã hoàn hảo hay chưa…. và mình giết như thế liệu mình có bị kết tội không, có độc ác quá hay không. Hắn sẽ không bao giờ thoát ra được những câu hỏi ấy cho đến suốt đời mỉnh. Tuy nhiên Kẻ Rình Rập Trên Gác Mái mình vẫn chưa thỏa mãn lắm ở phần Akechi lật mặt hung thủ.
Truyện thứ tư Căn Phòng Đỏ với một cái kết chóng xoay cả mặt và một kiểu giết người không ai có thể ngờ tới khiến mình mê mẩn. Mình đánh giá truyện này 5 sao không có nhưng, là truyện mình thích nhất trong tuyển tập nảy. Có một hội nhóm 7 người kể cả người tường thuật không đáng tin cậy. Vào một ngày nhất định họ sẽ cùng nhau họp mặt trong một căn phòng kín mít, tất cả đều được che chắn bằng những tấm rèm đỏ như máu. Trong ánh sáng lờ mờ trong phòng từng người sẽ kể ra những câu chuyện kinh dị, rùng rợn nhất. Và anh T đã kể một câu chuyện giết người mà không ai có thể tưởng tượng ra được. Không ai nghĩ anh ta có thể dùng cách đó thành công sát hại đúng 99 sinh mạng, bất kể đàn ông, đàn bà và trẻ em. Lối giết người không tưởng này nó đơn giản đến bất ngờ chỉ cần nắm bắt đúng thời điểm và đúng nạn nhân là có thể gây án mà hoàn toàn cảnh sát, pháp luật không thể làm gì được, không thể bắt tội hay kết án, vì không ai nghĩ anh ta đang giết người. Chính điều đó tạo nên nét thú vị, độc đáo trong câu chuyện của T. Tuy nhiên, một lần nữa cái hay còn chờ ở đoạn kết với những cú lật mặt liên tiếp. Tất cả không còn hiểu T kể chuyện có thật hay là chuyện bịa, không còn hiểu cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra. Thật hay giả? Điên hay tỉnh? Sự thật hay trò đùa? Một cảm giác khoái trá là những gì mình cảm thấy sau khi đọc xong truyện này nhưng mình không hiểu cách thức giết người của T nó có thực sự hiệu quả hay không. Có thể có đặc biệt là sau khi nghe qua cách thức giết người trong cuốn Người Bóng Bay của Chan Ho Kei. Có lẽ đối với ngòi bút các nhà văn thì chẳng chuyện gì lại không thể xảy ra nhất là đối với cụ Ranpo.
Truyện thứ năm và cũng là truyện cuối cùng, Ác Linh là truyện nổi bật rõ nhất phong cách trinh thám pha lẫn kỳ bí của Ranpo. Truyện xoay quanh một án mạng ghê rợn, với cách gây án và bài trí thi thể vừa tàn bạo, độc ác nhưng cũng đẹp đến ma mị. Anezaki Soeko, cũng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu tâm linh, bị sát hại vào buổi chiều trong tư thế khỏa thân hoàn toàn, trên người lĩnh sáu nhát chém cùng một nhát chí mạng vào động mạch. Có tất cả 7 hoặc 8 người tình nghi trong nhóm trong đó có cả vợ 2 và con gái riêng của tiến sĩ Kurokawa là Mariko. Xuyên suốt truyện là những thông tin khám nghiệm pháp y, những suy luận của nhóm 7 người này. Cộng thêm vào đó là khả năng tâm linh diệu kỳ của Ryu, cô bé mù mà tiến sĩ nhận về nuôi càng nhuốm thêm sắc màu quỷ dị cho câu chuyện trinh thám này. Vì tất cả được kể lại qua một lá thư người bạn của Suebo Shinichi gửi cho anh ta. Và Edogawa Ranpo không viết nốt cái kết cho truyện này, nên truyện này để lại cho mình cảm giác khó hiểu vì chưa biết được ai là hung thủ. Vô vàn những câu hỏi hiện ra trong đầu khi đọc xong trang cuối.
Nhưng dù sao Tuyển tập Edogawa Ranpo này vẫn đủ sức cuốn hút mình đọc say mê tới tận trang cuối cùng. Không hổ danh là bậc thầy trinh thám linh dị số 1 Nhật Bản, cuốn nào trong series này của cụ cũng để lại bao nhiêu dư vị trong lòng mỉnh, đọc rất đã luôn. Sách dịch ổn khá ít lỗi typo ngoài vài tên nhân vật bị viết sai.
Đợt vừa rồi mình đi hội sách Đà Nẵng và săn được cuốn Con mèo đen của Edgar Allan Poe. Tuy nhiên phải rất cố gắng thì cuối cùng mới đọc xong tuyển tập này. Sách khó đọc một phần vì câu cú lủng củng quá, một phần lớn nữa
Vậy là hội sách buffet 59k ở Đà Nẵng đã chính thức diễn ra ngày đầu tiên. Qua bao nhiêu ngày háo hức chờ đợi thì cuối cùng mình cũng được tham gia trải nghiệm ngày hội sách đông vui nhất từ trước đến giờ, tổ chức tại
Từ khi mẹ bỏ nhà đi không rõ lý do, cuộc sống của gia đình ông Vĩnh Hoài cùng bốn người con chìm trong những ngày dài u uất, buồn bã. Nỗi thương nhớ giày vò ông Vĩnh Hoài từng ngày, lan sang cả hai cô con gái thứ 2 và thứ 3 trong nhà
Có rất nhiều cuốn sách cuốn hút độc giả đắm chìm vào nó ngay từ câu mở đầu. Và Nhựa Cây của nhà văn Ane Riel đã cuốn hút độc giả vào cái hố đen, vào thế giới tăm tối, u ám của tình yêu thương theo cách như thế.
Edogawa Ranpo tạo ra Đảo Quỷ với kết cấu nửa như tự sự, nửa tiểu thuyết tạo sự mới lạ và độc đáo. Nhân vật chính Minoura một thanh niên hiền lành, có phần yếu đuối, anh đem lòng yêu Kizaki Hatsuyo xinh đẹp và cứ ngỡ rằng