Sau cuộc nội chiến, người Osage, được xem là bộ tộc da đỏ hùng mạnh nhất thời bấy giờ, bị Chính phủ Mỹ cưỡng ép phải tha hương. Tới miền Tây Oklahoma, cứ ngỡ rằng đây sẽ là vùng đất khô cằn sỏi đá, chẳng thể săn bắt hay trồng trọt gì được, nhưng người Osage đã phát hiện ra nơi đây ẩn chứa thứ vàng đen khiến họ đổi đời. Thứ dầu mỏ đen ngòm ấy mang lại cho từng gia đình Osage sự giàu sang, sung túc, thịnh vượng. Cả vùng đất ấy cũng thay đổi khi lũ lượt người da trắng đến đây khai thác dầu. Bỗng chốc người Osage sở hữu hàng triệu đô la trong tay, bỗng chốc người Osage chẳng biết làm gì với cả gia sản trong tay mình. Bao biệt phủ lộng lẫy mọc lên, khoác trên người họ thay vì là những tấm vải mộc mạc, thô sơ thì giờ là những bộ đồ lông thú đẹp nhất, đắt tiền nhất, và con cái họ đi học ở những ngôi trường sang trọng nhất. Họ không còn phải đi săn bắt hái lượm nữa, bắt đầu có người hầu kẻ hạ, có xe hơi. Họ bắt đầu làm quen với kiểu sống của những nhà triệu phú.
Nhưng họ có hạnh phúc không? Dầu mỏ được coi như điềm phúc bất ngờ được ban tặng bởi Đấng Tối cao mà người Osage luôn kính sợ, nhưng họ không ngờ rằng, nó cũng chính là điềm báo chết chóc bao trùm lên vận mệnh của toàn bộ tộc. Gia đình Mollie Burkhart cũng không nằm ngoài tai họa này, với từng người nhà của chị bị sát hại dần mòn. Tưng ngườ, từng người Osage chết đi, dưới đủ mọi kiểu chết, bị bắn, bị hạ độc, bị gài bom, bị đánh vào đầu v.v… Dường như Mollie không còn nước mắt để khóc nữa. Từng cái chết xảy ra liên tục, từng món gia sản rơi vào tay những kẻ da trắng, là chồng, là người tình, là người thân trong gia đình của người Osage. Những người vốn xưa nay chỉ quen săn bắt, hái lượm, sống chỉ biết dựa vào thần linh che chở, họ làm sao chống lại được những âm mưu tinh vi của cả một mạng lưới rộng đến nỗi che kín mít cả bầu trời Osage! Tất cả trên từ Chính phủ, tòa án tối cao, luật sư, công tố viên, bồi thẩm đoàn, cảnh sát xuống tới những kẻ giám hộ, những ông chủ công ty dầu mỏ, những người thân da trắng của từng gia đình Osage. Tất cả đều mang đầy dã tâm tàn bạo khi nhìn vào gia sản triệu đô của người Osage. Đất của họ bị chiếm đoạt, bị chia lô, gia sản của họ bị cướp, tính mạng của họ bị tước đoạt.
Link mua sản phẩm trên shopee:
Phải đến sau khi Tom White, một đặc vụ được tân giám đốc FBI cứ tới điều tra về loạt vụ thảm sát người Osage tại Oklahoma, thì gần 24 vụ giết người Osage mới được đưa ra ánh sáng. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, một phần rất nhỏ trong hàng loạt vụ thảm sát kéo dài. Có vụ được biết tới, có vụ thì không. Những vụ giết người bằng cách hạ độc là kín đáo nhất, dễ thực hiện nhất và rất khó lần ra vì hồi ấy cảnh sát Mỹ vẫn còn chưa biết cách điều tra các vụ đầu độc bằng rượu. Công tác khám nghiệm tử thi vẫn còn qua loa, mờ ám nhất là khi hai tên bác sỹ đảm nhận công tác này ăn tiền từ những ông chủ lớn họ sẵn sàng bưng bít, nên con số người Osage thiệt mạng do bị hạ độc vào rượu, vào thức ăn hay vào thuốc tăng chóng mặt. Những con người có lương tri, đứng lên điều tra, bất chấp con số này quá ít ỏi, thì đều bị hạ sát diệt khẩu. Ngay cả White cũng từng có lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Louise F. Burns, sử gia xuất chúng người Osage, quan sát thấy rằng: "Tôi không thấy một gia đình Osage nào không mất đi ít nhất một thành viên bởi quyền sở hữu tài nguyên của họ". Và ít nhất một đặc vụ Cục Điều tra; người đã từ bỏ vụ án trước khi White xuất hiện, đã nhận ra rằng có một vụ giết người hàng loạt ở đây. Theo ghi chép từ cuộc phỏng vấn với một người đưa tin, đặc vụ này nói, "Có quá nhiều vụ giết người dạng như vậy. Phải lên tới hàng trăm vụ."
Khi White đứng lên điều tra ráo riết, kỹ lưỡng từ đầu tình hình càng trở nên quyết liệt. Anh nhận thấy mình không thể tin ai. Có cảm tưởng như khắp xung quanh White ai cũng ăn. Từ các đặc vụ, tới bác sĩ pháp y, tới quan tòa, luật sư, công tố viên, bồi thẩm đoàn, những nhân chứng, các ông chủ lớn, đến những kẻ đưa tin thấp kém, thậm chí đến cả từng gia đình của người Osage. Tất cả bọn họ đều là người da trắng toa rập với nhau tạo thành một tấm lưới của sự thù ghét, của phân biệt chủng tộc, của tham lam, của tàn bạo, của phi nhân tính. Tấm lưới úp chụp xuống đầu người Osage và họ như những con thú, như những con thỏ, con chó nằm trong rọ. Họ có thể bị giết, bị xẻ thịt bất kỳ lúc nào. Họ không biết kêu ai khi Tòa án đứng về phía Chính phủ, họ đâm ra nghi ngờ tất cả những người da trắng trên mảnh đất của mình, nghi ngờ những người da trắng là người tình, là chồng, là cha những đứa con của họ. Xung quanh họ chỉ có dối trá, chỉ có âm mưu, chỉ có những xác người, chỉ có máu. Như Mollie đã từng phải trải qua tất cả những điều đó. Cũng may chị đã thoát chết, đến cuối đời còn được hưởng hạnh phúc. Những kẻ gây ra cái chết cho các thành viên gia đình Mollie cuối cùng đã phải lĩnh án. Tuy nhiên, công lý đến với gia đình Mollie quá nhỏ bé so với hàng trăm cái chết của người Osage suốt Thời kỳ Khủng hoảng đó. Họ chết trong âm thầm, trong quên lãng, đôi khi họ chết mà không hiểu làm sao mình chết, không biết ai sát hại mình, họ chết mà không nhắm mất.
Ông nói thêm: "Những người thân sống sót của một người Osage bị sát hại không có được cái cảm giác toại nguyện khi công lý được thực thi cho những tội ác năm xưa. Họ thậm chí không biết ai là kẻ đã giết con mình, cha mẹ mình, anh chị em mình, hay ông bà của mình. Họ chỉ có thể đoán - như tôi đã bi buộc phải làm như vậy."
Vầng Trăng Máu cho mình có cảm giác bất lực, ghê sợ. Nó cũng giống như cảm giác của từng người Osage. Họ không dám ăn, không dám uống, không dám dùng thuốc ngay trong chính nhà mình. Họ khiếp sợ từng món ăn, từng giọt nước uống do người thân da trắng của mình làm cho mình. Họ sợ hãi bị chính những người thân ấy đầu độc chết. Điểm sáng duy nhất trong cả cuốn sách là Tom White. Một đặc vụ gan dạ, táo bạo và có lương tâm nhất. Nếu không có anh vụ thảm sát 24 người Osage sẽ không bao giờ được đưa ra ánh sáng. Những người nhà của Mollie bị sát hại sẽ mãi mãi phải chìm trong oan khuất. Những việc anh đã làm dẫu nhỏ bé, dẫu chỉ mang lại chút an ủi rằng công lý đã được thực thi nhưng có còn hơn không. Đáng tiếc thay những gì White đã làm chẳng khiến các cấp cao hơn trong bộ máy tư pháp Chính phủ Mỹ xúc động vì người Osage. Họ vẫn sẽ tiếp tục đổ máu, tiếp tục đấu tranh trong vô vọng để giữ lại từng mét đất của tổ tiên, tiếp tục đòi lại công bằng cho những người đã bị giết, để con cháu họ sẽ được sống cuộc sống an toàn, tốt đẹp hơn. Dẫu vô vọng!
"Mảnh đất này thấm đẫm máu rồi" Webb nói. Bà im lặng trong thoáng chốc, chũng tôi cùng nghe tiếng lá xào xạc không ngừng của những cây sồi đen. Rồi bà lặp lại lời Chúa nói với Cain sau khi giết Abel: "Tiếng máu khóc than từ trong lòng đất."