Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí review trực tuyến

Review phim Dune 2 - Hành tinh cát - kỷ xảo mãn nhãn

Với câu hỏi rằng Dune phần 2 hay hay dở thì bạn hoàn toàn có thể đặt vé ngay bây giờ để ra rạp thưởng thức bộ phim đình đám đang làm mưa làm gió này, vì không có từ nào khác có thể dành cho hậu truyện của Xứ Cát ngoài từ "xuất sắc". Ngồi trong rạp chiếu mình tự hỏi đã bao lâu rồi điện ảnh thế giới đã không cho ra đời một tác phẩm tầm cỡ như thế này. Một câu chuyện viễn tưởng hùng tráng mang chất sử thi, những cảnh quay chân thực khiến khán giả trầm trồ, một cốt truyện đơn giản nhưng không kém phần chặt chẽ. Tất cả tạo nên một tuyệt tác nghệ thuật khiến cánh nhà báo khó tính nhất cũng phải dùng những lời tán dương khi nói về. Hôm nay hãy cùng Zreview review bộ phim này nhé!

 Review phim Dune 2 - Hành tinh cát - kỷ xảo mãn nhãn


Tiếp nối sau các sự kiện của phần đầu tiên, Dune 2 tiếp tục dõi theo bước chân của Paul Atreides trên hành trình phục hưng gia tộc cùng với sự giằng xé nội tâm trên con đường cậu phải lựa chọn. Sau thất bại trước cuộc đột kích của nhà Harkonnen, Paul lẩn trốn cùng người Fremen và bắt đầu học cách chung sống với họ. Tuy nhiên song song đó là những mưu đồ chính trị từ rất nhiều phe phái đang hướng về phía hành tinh có nguồn hương dược dồi dào nhất vũ trụ. Tất cả bọn họ đều có kế hoạch riêng để đưa gia tộc của mình trở thành bá chủ.

Nói không ngoa, từng khung hình của Dune đẹp đến nghẹt thở, từ những đụn cát trùng điệp trải rộng bất tận, những kiến trúc ẩn mình dưới Arakis khô cằn hay bất kỳ công trình nào xuất hiện đều vô cùng lộng lẫy, ngoài ra ta được đi qua những thứ được gọi là Zist - hệ thống hang động phức tạp của người Fremen, để họ ẩn mình khỏi sự truy lùng của kẻ thù. Bất kỳ công trình nào ở Dune đều có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật. Ở phía đối nghịch hành tinh Geerdipant của kẻ thù Harkonnen lại tối tăm như chính sự tàn bạo của chúng. Nếu Arrakis được phủ lên một màu vàng và đôi lúc là cả sắc đỏ thì hành tinh Geerdipant chiêu đãi khán giả bởi tông màu lạnh lẽo của trắng và đen. Đây là cách làm phim có chủ ý nghệ thuật của vị đạo diễn Denis Villeneuve tài hoa.

 Review phim Dune 2 - Hành tinh cát - kỷ xảo mãn nhãn


Và không thể không kể đến những phân cảnh chiến đấu ở Dune 2, những cảnh hành động này không chỉ xuất hiện nhiều hơn ở phần đầu tiên mà mình còn có thể tự tin nói rằng cuộc thánh chiến của Dune xứng đáng được đặt cạnh các chiến trường hoành tráng nhất từng xuất hiện trên màn ảnh. Bằng cách sử dụng ánh sáng bậc thầy, bộ phim khiến ta dường như không thể nhận ra phông xanh và các cảnh quay thật. Thật khó để tưởng tượng đoàn làm phim chỉ bỏ ra một con số khiêm tốn 195 triệu USD. Nếu đặt lên bàn cân với các bộ phim có kĩ xảo đình đám khác thì con số này chỉ là muối bỏ bể.

Sự hùng vĩ của thế giới trong Dune không chỉ ở phần nhìn mà còn nằm ở chiều sâu của nó. Mặc dù đã dành gần như cả phần đầu tiên để xây dựng, Dune phần 2 vẫn làm giàu thêm các chi tiết của vũ trụ của mình. Khám phá các tập tục của người Fremen ta được biết về tín ngưỡng, đức tin, trang phục của dân tộc này cùng với mối quan hệ đặc biệt của họ về nước và sa mạc. Cảnh chiến binh Zemist - người đã thiệt mạng dưới tay Paul ở cuối phần một được đưa về quê nhà mai táng là cực kỳ đắt giá khi cho ta thấy nước là một thứ quan trọng và linh thiêng thế nào đối với người Fremen. Thậm chí họ còn nói rằng "không được lãng phí nước, kể cả nước mắt cho người đã khuất". Bộ tộc Fremen cũng được chia thành người phương Bắc và người phương Nam với những đức tin và tôn giáo đối lập đặc biệt ngôn ngữ giả tưởng trong phim cũng được tái hiện sao cho chân thật nhất có thể. Tất cả đều rất quan trọng để Paul có thể học những thứ này và chiếm lòng tin của những chiến binh cát. Một thế giới nhiều lớp lang, Denis đã hiện thực hóa những trang sách một cách không thể sinh động hơn.

 Review phim Dune 2 - Hành tinh cát - kỷ xảo mãn nhãn


Và cuối cùng hai cái tên đã góp phần không nhỏ trong thành công của Dune phải kể đến Hansimer - một bậc thầy âm thanh như thường lệ phải khiến ta ngã mũ trước các bản soundtrack của mình và thứ hai là Jack Linget - nhà thiết kế trang phục cho phim. Nói không ngoa, nhà thiết kế người Mỹ đã tạo ra những tuyệt phẩm khiến khán giả đắm chìm trong tôn giáo tín ngưỡng riêng biệt được bộc lộ qua chính trang phục của nhân vật.

Về kịch bản, không có những cú quay xe như những bộ phim Hollywood đình đám, Dune 2 là một câu chuyện đi theo bước chân của nam chính đi từ vị trí một kẻ hành khất trở thành người đứng đầu đế chế cát hùng mạnh. Phim có một tuyến nhân vật dày đặc và những câu chuyện riêng của họ nhưng được vị đạo diễn tài ba lồng ghép vào nhau một cách tự nhiên, hợp lý. Khán giả dù là nhỏ tuổi cũng dễ dàng nắm được mạch truyện theo cách đơn giản nhất.

Yếu tố tôn giáo và đức tin được cài cắm rất nhiều trong câu chuyện. Paul ban đầu được người dân Fremen tin là đấng cứu thế bởi lời tiên tri về người sẽ giải phóng dân tộc. Anh được người dân đối đãi đặc biệt hay sự sợ hãi cũng nhờ lời tiên tri này. Nhưng khi cái kết hạ màn, phim khiến khán giả phải tự đặt câu hỏi, liệu tất cả có phải là sự định mệnh, lời tiên tri có đúng là sự thật hay tất cả chỉ là nước cờ chính trị được giăng ra nhằm hợp thức hóa việc trở thành thủ lĩnh của Paul?

Tóm lại, Dune là một bộ phim rất đáng xem không chỉ ở kịch bản, hình ảnh, âm thanh mà còn khía cạnh đức tin đặc biệt của nó. Còn chần chờ gì nữa, hãy rủ bạn bè và người thân đặt vé ngay để thưởng thức tác phẩm nghệ thuật này nhé.

Chấm điểm: 8,5/10