Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí review trực tuyến

Review phim Sáng đèn - Sự lụi tàn của gánh cải lương

Dự kiến ra rạp vào dịp Tết nhưng sau đó bị dời lịch chiếu lại hơn một tháng để tránh đụng độ với những phim Tết trong và ngoài nước, bộ phim Sáng Đèn chính thức ra rạp ngày 22/3. Bộ phim lấy bối cảnh những năm 1990, thời kì mà cải lương đứng trên bờ vực thoái trào, nhiều gánh cải lương phải giải thế vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Gánh hát của ông Bầu cũng không ngoại lệ, cả đoàn phải chật vật từng ngày để trụ vững với nghề, sống với đam mê. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi để thích nghi với thị hiệu của quần chúng, xen kẽ với cải lương là các tiết mục xiếc tạp kỹ, diễn hài, ca hát.

Nội dung dành phần lớn nói về số phận của các đào kép theo nghiệp cải lương và sự day dứt của họ đối với nghề, từng một thời trên đỉnh cao vinh quang nay lại bị khán giả quay lưng. Phân cảnh ông Bầu vén tầm màn nhung nhìn ra hàng ghế khán giả, chợt buông tiếng thở dài khi thấy chỉ có dăm ba người xem khiến khán giả không khỏi day dứt. Không còn được diễn trên sân khấu lớn, sang trọng như thời hoàng kim, nay cả đoàn phải lang bạt khắp các bãi sông, đình miếu, lúc nào cũng thường trực nỗi lo thiếu điện, thiếu sáng.

 Review phim Sáng đèn - Sự lụi tàn của gánh cải lương


Những người nghệ sĩ diễn vì đam mệ nhưng đam mê lại không đủ nuôi sống họ. Áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng, họ phải chạy ăn từng bữa. Ban đêm đi hát, ban ngày họ lại phải làm những công việc chân tay như vác gạo thuê, đánh bóng bàn ghế để trang trải cuộc sống. Chưa kể thời gian này các băng nhóm bảo kê còn gây khó dễ bắt họ phải chia sẻ lợi nhuận kiếm được. Bộ phim không thiếu những câu thoại đậm chất trào phúng gây tiếng cười cho khán giả nhưng đó lại là tiếng cười xót xa cho nghịch cảnh của những người nghệ sĩ nghèo.

Gánh hát Viễn Phương được thể hiện là nhóm nghệ sĩ gắn bó, đồng cam cộng khổ, xem nhau như người thân. Qua cuộc trò chuyện giữa các nhân vật, chúng ta biết được rằng cuộc đời mỗi người đều có những éo le nhất định, người day dứt về việc nối nghiệp cha ông, người ân hận vì sự ra đi đột ngột của mẹ, người tham gia gánh hát vì tìm tung tích vợ con. Không chỉ là đồng nghiệp, họ còn là nơi chia sẻ bầu tâm sự, giúp nhau chữa lành những vết rạn nứt trong tâm hồn. Thứ tình cảm đó được tóm gọn lại qua lời thoại đầy xót xa của nhân vật Cảnh Thanh: "Mày coi đây là gánh hát, còn tao coi đây là nhà".

 Review phim Sáng đèn - Sự lụi tàn của gánh cải lương


Trong phim, nhân vật ông Bầu nổi bật với lối diễn nhẹ nhàng, tĩnh lặng mà ẩn chứa nhiều nỗi niềm day dứt. Nối nghiệp cha ông từ khi còn trẻ, ông là nhân chứng sống của cải lương từ thời kì đỉnh cao cho đến lúc tụt dốc. Nhân vật của Hữu Châu được miêu tả như một ông bầu tận tụy, có tâm, chăm lo cho cuộc sống từng thành viên trong đoàn như người cha già chăm lo cho con cái. Ông truyền cảm hứng cho các diễn viên trẻ, nhắc nhở họ giữ chữ "đạo" với nghề. Ông sẵn sàng từ chối tiền bạc, vinh hoa để làm đúng với lương tâm, làm đúng với tổ nghiệp.

Phim không có cao trào, không có nút thắt nút mở, lấy cải lương làm nền câu chuyện, đạo diễn Hoàng Tuấn Cương đã vẽ nên bức tranh buồn về cuộc sống đời tư của những nghệ sĩ nghèo miền Tây giai đoạn những năm đầu 1990. Dù nhối nhét nhiều tuyến câu chuyện nhưng phim vẫn có sự liên kết chặt chẽ và không khiến khán giả bị cảm thấy dài dòng, lê thê. Tuy nhiên vẫn còn một vài hạt sạn về cảnh quay cũng như cách xử lý hình ảnh, nhưng tựu chung lại đây vẫn là một bộ phim đáng xem, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi yêu thích cải lương, thích hoài cổ. 

Hiện phim đang được chiếu tại hầu hết các cụm phòng chiếu khắp cả nước: CGV, Lotte Cinemax, Starlights ....