Với những thiết bị đến từ nhà Android, chúng ta sẽ có nhiều phân khúc giá khác nhau, từ giá rẻ, tầm trong, cận cao cấp đến cao cấp. Còn ngó sang với nhà Apple, cụ thể là chiếc điện thoại iPhone đó, thì chúng ta sẽ chỉ có hai phân khúc chính là cận cao cấp và cao cấp thôi. Nhắc đến đây, nhiều người sẽ không đồng tình, khi iPhone SE là một chiếc điện thoại có giá tầm trung thì sao, nhưng iPhone SE nó chỉ là một sản phẩm, được tận dụng từ các thiết bị phần cứng cũ, của những dòng iPhone 7, iPhone 8 đã rất lỗi thời rồi thôi, chúng ta không thể mang một sản phẩm cá biệt này vào để đánh giá chung được.
Ta đã biết, với những thiết bị thuộc phân khúc cận cao cấp và cao cấp, thì chúng ta sẽ nhận được những phần linh kiện, tốt nhất ở đây, không bị cắt giảm gì. Còn đối với nhà Android, những sản phẩm thuộc phân khúc rẻ hay tầm trung sẽ bị cắt giảm linh kiện, tính năng rất nhiều, để phù hợp với giá thành của nó. Thành ra, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ “mượt” của điện thoại, tác động không nhỏ đến trải nghiệm sử dụng của người tiêu dùng.
2. Sự đồng bộ phần cứng- phần mềm
Ví dụ như iPhone, thì ta sẽ có phần chip SoC Apple cây nhà lá vườn do chính hãng phát triển, đi cùng với ấy là hệ điều hành iOS. Còn với Android sẽ có nhiều con chip khác nhau nhưng lại không phải do chính hãng làm ra. Đấy là 1 điểm mà ta có thể dễ dàng thấy được là Apple tự tạo, và tự sản xuất ra được con chip cũng như hệ điều hành iOS, nối liền khâu thiết kế và khâu hoàn thiện, giúp mình có cảm giác rất tối ưu khi sử dụng. Còn về nhà Android, vẫn có những hãng tự phát triển được con chip của mình như là Samsung, hay Google Pixel, nhưng những con chip này vẫn chưa đạt được độ hiệu năng cũng như độ ổn định như kỳ vọng.
Với những nhà lập trình viên, lập trình cho ứng dụng iOS, chúng ta sẽ lập trình qua 2 nền tảng ngôn ngữ chính là Objective-C hoặc Swift. Còn với Android chúng ta sẽ lập trình qua ngôn ngữ java. Chúng ta sẽ không bàn đến cấu trúc dữ liệu hay tầng ngôn ngữ được lập trình ra sao, mà chúng ta chỉ bàn đến một vấn đề duy nhất là các ứng dụng được lập trình cho iOS thì nó sẽ native hoàn toàn với con chip của nhà sản xuất. Trong khi đó với nhà Android, có rất nhiều thiết bị sử dụng hệ điều hành này như đồng hồ thông minh, TV, điện thoại hay Tablet. Thành ra, khi chúng ta muốn một ứng dụng, có thể chạy qua tất cả loại thiết bị này, bắt buộc chúng ta phải thông qua một ngôn ngữ trung gian, hay chúng ta quen gọi hơn, là “máy ảo”. Từ đó, khi khởi động một ứng dụng của nhà Android, chúng ta sẽ thấy có độ trễ nhất định, so với khi khởi động một ứng dụng của nhà iOS.
Quay trở lại với chủ đề đầu bài viết, thì có lẽ, chúng ta sẽ đi đến với kết luận, là trong thời điểm hiện tại,iPhone sẽ có lợi thế hơn một chút so với nhà Android, nhưng mà không thể khẳng định tương lai cũng vậy. Khi mà Android cũng đang cố gắng khắc phục, tối ưu hóa từng ngày. Tương lai không xa, thì chắc chắn chúng ta sẽ mong đợi cả hai nhà sẽ cải thiện độ “mượt mà” của mình hơn, giúp trải nghiệm của người tiêu dùng được trọn vẹn.