Review địa điểm du lịch nổi tiếng xứ Kinh Bắc - Chùa Dạm (Thần Quang Tự)
09:51 16/04/2024
Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa sang, chùa Dạm (còn gọi là Đại Lãm- Thần Quang Tự) ngày càng hoàn thiện, trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của xứ Kinh Bắc. Tôi đến chùa Dạm vào một ngày giữa tháng 2, thời điểm hành hương đầu xuân. Ấn tượng đầu tiên của tôi chính là cảm giác vô cùng thoải mái về một địa điểm tâm linh yên tĩnh, thanh tịnh. Kiến trúc mới nhưng vẫn giữ được nét truyền thống từ những cột gỗ cho tới những pho tượng gỗ. Tất cả tạo nên một không gian tâm linh hoàn hảo.
Nghe các cụ nơi đây kể rằng: Núi Dạm còn gọi là Đại Lãm Sơn, cùng một hệ núi bên vùng Tiên Du và ở vào đoạn cuối dãy. Trên đỉnh núi Dạm còn có dấu tích bàn cờ tiên bị lật ngược, tương truyền là dấu tích trừng phạt của Tiên cung với các nàng tiên đang mải mê nơi hạ giới. Đứng trên đỉnh núi, chỗ chân của chùa Dạm phóng tầm mắt xuống dưới có thể bao quát toàn bộ phong cảnh nơi đây. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất nơi đây một địa thế đẹp mà dân gian còn gọi là tứ linh: rồng uốn lượn một dải từ Sơn Dương, Tự, Trung và Triều Thôn; phượng đậu ở Đa Cấu và Sơn Đông; lân đứng ở Sơn Nam và Đông Dương; rùa ngoi lên từ đồng ruộng và đặt cạnh Nga Hoàng. Từ xưa nơi đây đã có tiếng là danh lam thắng cảnh, có suối chảy vòng quanh núi, cây cối xum xuê cả vùng như một bức tranh vẽ, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình thu hút rất nhiều thi nhân về đây đề thơ.
Theo tích xưa ghi lại chùa Dạm do đích thân Nguyên Phi Ỷ Lan chọn địa điểm và cho người thi công xây dựng trong nhiều năm từ 1086 đến 1094 thì hoàn thành. Ban đầu khi chưa bị thực dân Pháp đốt phá diện tích của chùa rộng và được coi là “Trung tâm Phật giáo lớn nhất của Đại Việt”. Đây đồng thời còn là một công trình quan trọng nên vua Lý Nhân Tông rất chăm lo, khi hoàn thành chùa còn ban tên “Cảnh Long Đồng Khánh”.
Nghe các cụ nói chuyện chùa Dạm đã nhiều lần bị thực dân Pháp phá vỡ, trước khi trùng tu vẫn còn những dấu tích để lại. Đó là các lớp nền đá nguyên gốc, gạch ngói, đất nung, cột đá chạm hình rồng và một số hình tượng các con thú bằng đất nung. Ấn tượng nhất là cột đá cao 5m (không kể phần ngọn đã bị gãy nát) được đặt bề thế trong khuôn viên của chùa. Đây là một công trình điêu khắc kỳ vĩ với nghệ thuật chạm khắc đôi rồng đuôi giao nhau, thân uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu rồng nghểnh cao và viên ngọc đặt bên trên đạt đến độ tinh xảo.
Chùa xưa có quy mô lớn, các hạng công trình đều được đặt trên cao, dốc dần xuống chân núi là các bậc tam cấp lớn đè bằng tầng tầng lớp lớp những phiến đá nhám được đẽo gọt công phu nghệ thuật. Tầng nền thứ nhất là bãi đất rộng còn gọi là bãi Hội. Tầng nền thứ hai hai bên cửa giữa có hai khu đất đối nhau đều được kè xung quanh bằng đá chạm hình sóng nước quen thuộc thời Lý. Ở lớp nền thứ ba có một tấm bia đá nhỏ trên đó có ghi bài văn “Đại Lãm thần quang tự tân tạo Hộ pháp”
Trải qua những thời kì lịch sử chùa Dạm đã được trùng tu nhiều lần. Ban đầu nhân dân địa phương cùng đóng góp công sức để xây dựng chùa với ba gian nhỏ để thờ cúng. Vào tháng 8/2015 tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các nguồn vốn xã hội hoá quyết định trùng tu xây chùa. Tổng dự án đầu tư trên 200 tỷ đồng, thời gian trùng tu tiến hành trong nhiều giai đoạn và hiện nay đã hoàn thành được một số hạng mục quan trọng.
Bước chân vào khám phá ngôi chùa, ấn tượng không thể rời mắt với tôi và du khách chính là một không gian uy nghi, bề thế. Toàn bộ chùa được làm từ gỗ tự nhiên 100%, các trụ cột to nhiều người ôm mới xuể. Gỗ đều là lim được xử lý kỹ càng nên bóng, đẹp và có mùi thơm rất đặc trưng. Phần mái chùa lợp bằng ngói vàng theo kiến trúc xưa, các góc xung quanh là hình rồng mô phỏng theo kiến trúc đặc trưng của nhà Lý. Đặt chân vào bên trong chùa là hệ thống các tượng phật được đúng bằng đồng thếp vàng. Hoành phi, câu đối, hương án, cửa vàng được các nghệ nhân chạm khắc tinh xảo, lộng lẫy. Trong số đó có một số bức tượng to, nặng phải di chuyển rất công phu mới có thể đưa vào trong chùa được.Công trình trong chùa được chia thành các công trình như Tiền đường, Thiêu hương và thượng điện. Ngoài ra chùa còn có nhà Tổ, nhà Mẫu xây dựng đăng đối hai bên, mỗi toàn 3 gian hai chái 4 mái đào cong và bộ khung gỗ chịu lực và có kết cấu tương tự nhau.
Chuyến hành hương đầu xuân thật trọn vẹn khi được đặt chân tham quan chùa Dạm - ngôi chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Đến với chùa Dạm không chỉ được trải nghiệm một không gian tâm linh bề thế với các công trình kiến trúc đồ sộ mà còn được tận hưởng một bầu không khí trong lành, dễ chịu. Rời xa chốn huyên náo của cuộc sống bộn bề, bạn hãy thử một lần đặt chân đến chùa Dạm để cảm nhận trọn vẹn không khí tâm linh của nơi đây nhé..
Địa chỉ: Khu Tự Thôn, Xã Nam Sơn, Thành phố Bắc Ninh.
Khi đặt chân đến Mũi Né - Phan Thiết , không thể không nhắc đến Ngô Homestay - nơi lưu trú lý tưởng cho những du khách tìm kiếm không gian đẹp, thoáng đãng với giá cả phải chăng.
Một trong những biểu tượng tâm linh nổi bật nhất của Đà Nẵng, nơi hội tụ đầy đủ những giá trị ấy, chính là chùa Linh Ứng nằm trên bán đảo Sơn Trà. Đây không chỉ là điểm du lịch đơn thuần mà còn là chốn bình yên
Nếu bạn là một người đam mê du lịch thì Đà Nẵng có lẽ là điểm đến không thể bỏ qua trong danh sách của mình. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho bờ biển cát trắng dài và đẹp, Đà Nẵng từ lâu đã được khách du lịch
Được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, không chỉ bởi sự văn minh của con người nơi đây, thành phố Đà Nẵng còn được biết đến như là một thành phố du lịch hàng đầu Việt Nam